Nội Dung Chính:
1. Vị trí mụn mọc ở các bộ phận trên mặt là biểu hiện của bệnh gì
1 Mụn mọc ở cằm là bệnh gì?
Trên khuôn mặt, vị trí cằm thường hay có những nốt mụn mủ xuất hiện rải rác. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, thì đây chính là dấu hiệu cho thấy bạn bị rối loạn nội tiết tố trong một giai đoạn nhất định như chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh, hoặc hệ thống bạch huyết bài độc hoạt động không tốt.
Mọc mụn ở cằm là biểu hiện của bệnh gì?
- Ngoài ra, nếu mụn trứng cá xuất hiện nhiều ở cằm thường cũng đến từ nguyên nhân do dư thừa của nội tiết tố androgen nam (trong đó bao gồm testosterone). Sự dư thừa này có thể kích thích tuyến dầu hoạt động quá mức, tiết ra lượng bã nhờn quá nhiều làm bí tắc lỗ chân lông, tạo môi trường cho vi khuẩn gây mụn phát triển.
- Để phòng ngừa những nốt mụn trên cằm bạn nên tăng cường uống thật nhiều nước để cơ thể bài độc tốt hơn, bổ sung thật nhiều vitamin và hạn chế thức khuya. Ngoài ra, mụn do thay đổi nội tiết trong cơ thể sẽ tồn tại trong thời gian ngắn. Nếu cơ thể ổn định lại, mụn sẽ tự hết.
2 Mụn mọc quanh miệng là bệnh gì?
Mụn rất ít khi mọc ở vùng quanh miệng nhất là vùng môi. Nhưng khi vùng môi xuất hiện mụn cho thấy bạn bị nóng trong người, hệ bài tiết và thải độc quá kém, khiến gan phải hoạt động hết công suất, mụn phát tán ở cả những vùng như môi.
3 Mụn ở trán biểu hiện bệnh gì?
Trán là nơi tập trung rất nhiều tĩnh mạch. Mụn mọc ở vùng này đến từ rất nhiều nguyên nhân. Bạn có thể gặp phải các vấn đề về tim mạch, tuần hoàn máu, nóng trong người, mất ngủ, stress, tâm trạng thất thường dẫn tới việc tích tụ độc tố, gây nên mụn.
Mục mọc ở trán do các vấn đề nào gây ra
- Bên cạnh đó, mụn mọc ở trán cũng cảnh báo bạn có thể gặp các vấn đề về cơ quan bài tiết như bàng quang và ruột già. Người bị mụn ở trán có hệ tiêu hóa kém và đường tiết niệu bị nhiễm trùng.
- Để phòng ngừa mụn bạn nên tập thể dục, thể thao, yoga để thư gian cơ thể, hạn chế căng thẳng. Bạn cũng nên tập thói quen ngủ sớm và sâu. Đồng thời bên cạnh đó hãy có một chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp nhiều rau xanh, củ quả giàu chất chống oxy hóa như cà chua, quả anh đào, táo, chanh, trà xanh… để điều trị các vấn đề về tiêu hóa, giúp phòng ngừa mụn ở trán hiệu quả.
1.4 Mụn mọc ở mũi là bệnh gì?
Mụn xuất hiện ở sống mũi được cho là biểu hiện của việc nội tạng bị nóng, đặc biệt là hệ tiêu hóa mà cụ thể là dạ dày gặp bất ổn. Những người bị mụn ở vùng này còn bị sưng đau chân răng và miệng thường khô, bỏng rát bởi hơi nóng ở dạ dày bốc lên quá mạnh.
Mục mọc ở mũi là bệnh gì
- Bên cạnh đó, việc nổi mụn xuất hiện ở hai bên cạnh sống mũi có liên quan đến hoạt động của buồng trứng và hệ sinh sản đang gặp vấn đề. Mụn trên mũi cũng cho thấy bạn có thể gặp vấn đề về tim mạch như huyết áp cao và căng thẳng do lượng cholesterol trong cơ thể tăng cao.
- Để hạn chế tình trạng này, bạn cần tránh những thực phẩm làm tăng mỡ máu, bổ sung nhiều chất xơ làm giảm cholesterol và duy trì huyết áp bình thường. Bạn nên hạn chế dùng đồ uống lạnh, ăn nhiều mướp đắng, rau cần để có tác dụng làm cho tạng vị thanh hòa. Nếu có thể hãy uống trà hoa cúc, kim ngân hoa để loại bỏ khí hư, gây nóng trong người nhé!
1.5 Mụn mọc ở má là bệnh gì?
Mụn xuất hiện ở gò má kết hợp cùng biểu hiện trướng bụng, sôi bụng cho biết chức năng đường ruột bị rối loạn, tiêu hóa không tốt. Gặp trường hợp này, bạn cần ngủ đủ giấc, tránh vận động mạnh, không dùng nước ngọt có ga, bia rượu hay đồ cay nóng.
Mụn mọc ở má là biểu hiện của bệnh gì?
- Mụn mọc má (đặc biệt là bên má phải) là dấu hiệu của việc phổi của bạn hoạt động không bình thường. Kèm theo đó là bạn có hiện tượng ho, cảm hoặc tắc mũi, đau họng. Bạn nên có chế độ ăn nhiều thực phẩm tốt cho phổi như cà chua, táo, hạn chế đồ lạnh, chất kích thích như thuốc lá, rượu….
- Nếu những nốt mụn đáng ghét mọc nhiều ở má trái thì cơ quan gan mật trong cơ thể bạn hoạt động không tốt. Có thể túi mật bị nhiễm hoặc mật kết sỏi, tiết dịch mật không được khiến ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và sinh ra mụn.
- Đối với trường hợp này, đừng quên hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế độ ăn mỗi ngày nên chia thành bữa nhỏ giúp hệ tiêu hóa vận hành nhẹ nhàng hơn.
- Ngoài ra, việc vệ sinh da mặt không thường xuyên có thể gây ra mụn ở phần má. Mỗi khi đi ra đường, bạn cần mang khẩu trang tránh bụi. Đồng thời phải biết làm sạch mặt để giảm tác hại của ô nhiễm khiến mụn phát sinh. Các vật dụng thường tiếp xúc với phần má như gối, chăn, khăn mặt, điện thoại di động,… đều phải giữ vệ sinh, tránh vi khuẩn gây mụn có môi trường thuận lợi để sinh sôi, nảy nở…